Thi công chống thấm tầng hầm là một hạng mục quan trọng trong xây dựng, giúp bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước, ẩm mốc, đảm bảo độ bền vững và an toàn cho người sử dụng. Tầng hầm là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước ngầm, nước mưa, do đó, việc chống thấm cần được thực hiện nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật và sử dụng vật liệu chất lượng cao.
Bài viết này Chống Thấm Miền Nam chia sẻ tới bạn biện pháp chống thấm tầng hầm đúng kỹ thuật đã được chúng tôi áp dụng qua nhiều công trình.
Xem thêm : Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng
Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công chống thấm tầng
Trước khi tiến hành thi công chống thấm tầng hầm, công đoạn chuẩn bị bề mặt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bề mặt bê tông cần được xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho lớp chống thấm tầng hầm, giúp gia tăng hiệu quả và tuổi thọ của công trình.
Vệ sinh khu vực tầng hầm
- Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ, vữa thừa, bê tông hỏng bám trên bề mặt bằng máy mài, máy đục, bàn chải sắt, chổi hoặc máy thổi bụi.
- Đảm bảo bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm tầng hầm phải sạch, không có bụi bẩn nào.
Trám trét bề mặt bê tông tầng hầm liền lạc
- Kiểm tra kỹ lưỡngtoàn bộ bề mặt bê tông, phát hiện các vết nứt, rỗ, hốc, lỗ hổng.
- Sử dụng vữa sửa chữa chuyên dụng, có độ bám dính cao, khả năng chống thấm tốt để trám trét, lấp đầy các khiếm khuyết trên bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm tầng hầm.
Xử lý lỗi, vị trí rò rỉ trước khi thi công lớp chống thấm
Sau khi đã chuẩn bị bề mặt bê tông, bước tiếp theo trong quy trình thi công chống thấm tầng hầm là xử lý các lỗi rò rỉ và vết nứt. Đây là những vị trí xung yếu, dễ bị nước xâm nhập, do đó cần được xử lý triệt để trước khi thi công lớp chống thấm chính.
Cách thi công xử lý vết nứt, điểm rò rỉ tầng hầm
- Đối với các vết nứt nhỏ, thi công chống thấm bằng cách bơm keo chuyên dụng bơm trực tiếp vào vết nứt để lấp đầy khe hở của bề mặt bê tông tầng hầm.
- Đối với các vết nứt lớn, cần sử dụng máy cắt tạo rãnh chữ V dọc theo vết nứt, sau đó vệ sinh sạch sẽ và trám vá bằng vữa sửa chữa chuyên dụng.
- Trường hợp rò rỉ nước nghiêm trọng, cần xác định chính xác vị trí và nguyên nhân rò rỉ, sau đó sử dụng các biện pháp thi công chống thấm ngược tầng hầm, bơm keo chống thấm chuyên dụng để ngăn chặn triệt để nguồn nước.
- Sau khi thi công chống thấm những vị trí rò rỉ của tầng hầm xong, cần kiểm tra lại để đảm bảo các vết nứt, vị trí rò rỉ đã được bịt kín hoàn toàn, không còn hiện tượng thấm nước.
Thi công lớp chống thấm tầng hầm lên bề mặt bê tông hầm
Đây là bước then chốt quyết định hiệu quả chống thấm tầng hầm . Việc thi công chống thấm tầng hầm cần được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp.
Kiểm tra bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm tầng hầm
- Đảm bảo bề mặt bê tông đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ, không còn các khiếm khuyết như đã nêu ở các bước trên.
- Kiểm tra của bề mặt bê tông tầng hầm, chỉ thi công lớp chống thấm tầng hầm khi bề mặt bê tông không còn còn ẩm ướt và rò rỉ, đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất vật liệu chống thấm.
Thi công các loại vật liệu phù hợp để chống thấm lên bề mặt bê tông tầng hầm
Phương án 1 : thi công chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Là loại màng chống thấm gốc bitum, được thi công bằng cách dùng nhiệt khò nóng chảy lớp màng và dán trực tiếp lên bề mặt bê tông. Màng khò nóng có ưu điểm là khả năng chống thấm cao, độ bền tốt, thích hợp để thi công chống thấm tầng hầm, sàn mái, bể nước.
- Lớp lót: Sử dụng sơn lót gốc bitum quét đều lên bề mặt bê tông, tạo lớp kết dính giữa bê tông và màng chống thấm.
- Lớp chống thấm: Dùng đèn khò làm nóng chảy mặt dưới của màng chống thấm, sau đó dán từ từ lên bề mặt đã quét lớp lót. Dùng con lăn miết chặt để màng bám dính tốt và không bị phồng rộp. Các mối nối giữa các tấm màng cần được chồng mí tối thiểu 10cm và khò kỹ để đảm bảo kín khít.
Phương án 2 : thi công chống thấm tầng hầm bằng Sikatop Seal 109
Là vữa chống thấm hai thành phần gốc xi măng polymer cải tiến, có độ bám dính tốt, khả năng chống thấm cao và đàn hồi nhẹ. Thích hợp thi công chống thấm tầng hầm, nhà vệ sinh, ban công.
- Pha trộn: Trộn hai thành phần Sikatop Seal 109 lại với nhau theo đúng tỷ lệ, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất trước khi thi công lên bề mặt bê tông tầng hầm.
- Thi công lớp chống thấm:. Thi công 2-3 lớp chống thấm sikatop seal 109 lên bề mặt bê tông tầng hầm, mỗi lớp cách nhau 2-4 giờ. Quét lớp sau vuông góc với lớp trước.
Phương án 3: thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm chuyên dụng
Sơn chống thấm: Là loại sơn có chứa các thành phần chống thấm, tạo thành lớp màng bảo vệ bề mặt bê tông khỏi sự xâm nhập của nước. Sơn chống thấm có nhiều loại, bao gồm sơn gốc polyurethane, sơn gốc epoxy, phù hợp để thi công chống thấm tầng hầm.
- Lớp lót: Tùy theo loại sơn chống thấm mà sử dụng lớp lót phù hợp. Thông thường, sơn lót có tác dụng tăng cường độ bám dính cho lớp sơn chống thấm, đồng thời ngăn chặn hiện tượng kiềm hóa từ bê tông.
- Lớp chống thấm: Thi công 2-3 lớp sơn chống thấm, mỗi lớp cách nhau theo thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất. Đảm bảo lớp sơn phủ đều, kín bề mặt bê tông.
Kiểm tra lớp chống thấm sau khi thi công hoàn thành
Sau khi đã thi công lớp chống thấm, cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả chống thấm đạt yêu cầu. Việc kiểm tra này giúp phát hiện sớm các sai sót, khiếm khuyết để kịp thời khắc phục, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Quan sát kỹ bề mặt lớp chống thấm, đảm bảo không có các vết rạn nứt, phồng rộp, bong tróc, hở mép.
Thi công lớp bảo vệ ngay sau khi lớp chống thấm khô để bảo vệ lớp chống thấm là rất cần thiết.
Lưu ý khi lựa chọn biện pháp thi công chống thấm tầng hầm
Việc lựa chọn biện pháp thi công chống thấm tầng hầm phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm kết cấu công trình, mức độ thấm nước, điều kiện thi công, ngân sách… Cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này để đưa ra phương án tối ưu nhất.
- Mức độ thấm nước của tầng hầm: Đối với các khu vực có áp lực nước lớn, thường xuyên tiếp xúc với nước ngầm, cần sử dụng các biện pháp chống thấm và vật liệu có khả năng chịu áp lực cao.
- Đặc điểm kết cấu: Tùy theo kết cấu của tầng hầm là bê tông cốt thép hay tường gạch mà lựa chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp.
- Điều kiện thi công của tầng hầm: Nếu điều kiện thi công khó khăn, chật hẹp, cần lựa chọn các phương pháp thi công đơn giản, nhanh chóng, ít tốn nhân công.
- Ngân sách của khách hàng: Cân đối giữa chi phí và hiệu quả chống thấm để lựa chọn phương án phù hợp với ngân sách của bạn. Nên ưu tiên sử dụng các vật liệu và phương pháp thi công có độ bền cao, ít phải bảo trì, sửa chữa để tiết kiệm chi phí về lâu dài.
Thi công chống thấm tầng hầm chuyên nghiệp – Chống Thấm Miền Nam
Bạn đang tìm kiếm giải pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả, triệt để? Hãy đến với Chống Thấm Miền Nam – đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chống thấm tại TPHCM. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư, thợ thi công giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, vật liệu chống thấm cao cấp, cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chống thấm chất lượng hoàn hảo, bảo hành dài hạn.
Liên hệ ngay để tư vấn và khảo sát miễn phí
Liên hệ ngay với chongthammiennam.com.vn để được khảo sát và tư vấn cách thi công chống thấm tầng hầm ngay sau 30 phút gọi !