Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

Chống thấm nhà vệ sinh là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật và vật liệu để ngăn chặn nước thấm qua các bề mặt như tường, sàn, trần trong nhà vệ sinh. Mục đích chính của việc chống thấm là bảo vệ kết cấu công trình, tránh hư hỏng do nước gây ra như ẩm mốc, bong tróc sơn, hư hỏng vật liệu xây dựng, và đảm bảo vệ sinh môi trường sống.

Bài viết này cùng với chúng tôi tìm hiểu các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh và các lưu ý quan trọng của dịch vụ chống thấm để bảo vệ công trình của bạn hiệu quả.

chống thấm nhà vệ sinh
Hình minh họa chống thấm nhà vệ sinh

Nguyên Nhân Nhà Vệ Sinh Thấm Xuống Tầng Dưới

Nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước, vì vậy nguy cơ thấm dột là điều khó tránh khỏi nếu không có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả. Một số nguyên nhân chính bao gồm:

    • Thi công không đúng kỹ thuật: Lớp chống thấm không được thực hiện hoặc làm sơ sài khi xây dựng.
    • Vật liệu kém chất lượng: Sử dụng vật liệu chống thấm không đạt tiêu chuẩn, dễ bị bong tróc theo thời gian.
    • Đường ống bị rò rỉ: Ống nước bị hư hỏng hoặc lắp đặt không chính xác gây rò rỉ nước.
    • Không bảo trì định kỳ: Lâu ngày không kiểm tra, bảo dưỡng khiến các vết nứt nhỏ phát triển thành vấn đề lớn.

Các Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả

Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên chịu tác động của nước, do đó việc áp dụng các phương pháp chống thấm phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những giải pháp chống thấm phổ biến, được phân tích chi tiết với ưu điểm và quy trình thi công cụ thể để bạn dễ dàng lựa chọn tùy theo nhu cầu.

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Khi Mới Xây

Chống thấm nhà vệ sinh ngay từ khi xây dựng là cách tốt nhất để bảo vệ nhà vệ sinh khỏi nguy cơ thấm nước trong tương lai. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa lâu dài mà còn tăng độ bền cho công trình. Đặc biệt, việc xử lý chống thấm từ đầu đảm bảo kết cấu sàn và tường được gia cố chắc chắn, ngăn ngừa nước thẩm thấu hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt lựa chọn vật liệu phù hợp với ngân sách và điều kiện sử dụng như màng chống thấm,  các vật liệu chống thấm của sika, hoặc sơn chống thấm.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh mới:

    • Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch sàn vệ sinh bằng cách loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất để đảm bảo lớp chống thấm bám dính tốt.
    • Quét lớp lót: Sử dụng primer (lớp lót tăng cường) quét đều lên bề mặt sàn vệ sinh để tạo độ kết dính tối ưu giữa sàn và vật liệu chống thấm.
    • Thi công lớp chống thấm: Tùy vật liệu chọn lựa (màng chống thấm, vữa xi măng hoặc Sika), phủ đều lên toàn bộ sàn vệ sinh và chân tường cao khoảng 20-30cm để bảo vệ toàn diện.
    • Cán lớp hồ tạo độ dốc: Đảm bảo sàn có độ nghiêng hợp lý (khoảng 1-2%) hướng về ống thoát nước để tránh nước đọng.
    • Kiểm tra: Ngâm nước sàn vệ sinh trong 24-48 giờ sau khi lớp chống thấm khô để kiểm tra xem có rò rỉ hay không trước khi lát gạch hoàn thiện.

Tham khảo thêm : 5 Cách chống thấm nhà vệ sinh khi mới xây

chống thấm nhà vệ sinh mới
hình thực tế chống thấm nhà vệ sinh mới

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Cũ

Với những nhà vệ sinh cũ đã sử dụng nhiều năm, hiện tượng thấm nước xuống tầng dưới thường xuất hiện do lớp chống thấm ban đầu bị xuống cấp. Chống thấm nhà vệ sinh cũ giúp khắc phục triệt để vấn đề thấm nước, ngoài ra nó gia cố lại bề mặt sàn vệ sinh và kéo dài tuổi thọ công trình mà không cần xây dựng lại từ đầu. Ưu điểm lớn của phương pháp này là khả năng xử lý linh hoạt, phù hợp với nhiều mức độ thấm khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũ:

    • Đánh giá tình trạng: Kiểm tra kỹ lưỡng sàn nhà vệ sinh cũ để xác định các vị trí thấm nước, chẳng hạn như sàn, chân tường hoặc khu vực gần ống thoát.
    • Tháo bỏ gạch sàn nhà vệ sinh cũ (nếu cần): Với trường hợp sàn nhà vệ sinh thấm nặng, cần tháo bỏ lớp gạch cũ để tiếp cận bề mặt bê tông bên dưới.
    • Xử lý vết nứt: Sử dụng keo chống thấm hoặc vữa chuyên dụng để trám kín các khe hở, vết nứt trên sàn và tường của nhà vệ sinh cũ.
    • Thi công lớp chống thấm mới: Sử dụng vật liệu chống thấm (sơn, màng bitum hoặc Sika) phủ kín toàn bộ sàn và chân tường nhà vệ sinh khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo độ dày đồng đều.
    • Hoàn thiện lại nhà vệ sinh cũ : Lát lại gạch mới (nếu đã tháo) và thử ngâm nước trong 48 giờ để kiểm tra đảm bảo việc chống thấm nhà vệ sinh cũ hiệu quả.

Xem thêm bài viết : 

chống thấm nhà vệ sinh cũ
hình ảnh chống thấm nhà vệ sinh cũ

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Không Cần Đục Gạch

Chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch là giải pháp lý tưởng cho những gia đình muốn xử lý thấm nước mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu gạch hiện tại. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các trường hợp thấm nhẹ hoặc vừa phải. Ưu điểm của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch là giá thành rẻ, thi công nhanh và không gây ảnh hưởng về độ ồn và bụi bẩn của căn nhà.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch:

    • Vệ sinh bề mặt sàn vệ sinh: Lau chùi sàn gạch sạch sẽ, loại bỏ cặn bẩn, nấm mốc và các chất bẩn bám dính trên bề mặt sàn vệ sinh để lớp chống thấm thẩm thấu tốt.
    • Phun dung dịch thẩm thấu: Sử dụng hóa chất chống thấm dạng lỏng phun đều lên bề mặt gạch, giúp thẩm thấu sâu vào các khe hở nhỏ.
    • Trám kín ron gạch : Sử dụng các loại keo chuyên dụng để trám kín ron gạch trên sàn vệ sinh và tường nhà vệ sinh để ngăn chặn nước.
    • Quét sơn chống thấm: Phủ thêm 1-2 lớp sơn chống thấm chuyên dụng lên sàn và chân tường để tạo lớp bảo vệ bổ sung.
    • Để khô và kiểm tra: Chờ 24-36 giờ cho bề mặt khô hoàn toàn, sau đó thử nước để đảm bảo không còn hiện tượng thấm.
chống thấm nhà vệ sinh không đục gach
Công nhân đang chống thấm nhà vệ sinh không đục gach

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Sika

Sika là thương hiệu vật liệu chống thấm nổi tiếng, được ưa chuộng nhờ độ bền cao, khả năng chịu áp lực nước tốt và dễ dàng thi công. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika phù hợp cho cả nhà vệ sinh mới lẫn cũ. Các vật liệu chống thấm của Sika có tính linh hoạt cao, dễ phối trộn và áp dụng trên nhiều loại bề mặt khác nhau. Dưới đây là cách thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika .

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika:

    • Chuẩn bị hỗn hợp: Trộn đểu vật liệu Sika ( có thể dử dụng sikatop seal 109, sikaproof membrane hoặc màng sikalatex TH) theo tỷ lệ nhà sản xuất khuyến cáo để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
    • Làm sạch bề mặt sàn vệ sinh: Rửa sạch sàn, làm ẩm nhẹ để tăng độ bám dính của hỗn hợp Sika.
    • Quét lớp chống thấm: Dùng cọ hoặc máy phun chuyên dụng quét hỗn hợp sika lên sàn nhà vệ sinh và chân tường (cao 15-20cm), thực hiện 2-3 lớp, mỗi lớp cách nhau 4-6 giờ.
    • Bảo dưỡng lớp chống thấm sika: Để khô trong 24 giờ, tránh tiếp xúc với nước trong thời gian này.
    • Kiểm tra: Ngâm nước thử trong 24 giờ để đánh giá hiệu quả chống thấm nhà vệ sinh bằng sika.
chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
hình ảnh công nhân quét chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Màng Chống Thấm

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm (khò nóng hoặc dán lạnh) là giải pháp mang lại độ bền vượt trội, chống nước tuyệt đối trong thời gian dài. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với nhà vệ sinh có diện tích lớn, thường xuyên ngập nước hoặc ở khu vực có khí hậu ẩm ướt. Ưu điểm nổi bật của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm là khả năng tạo lớp bảo vệ kín, ngăn nước thấm qua các khe hở nhỏ nhất.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:

    • Chuẩn bị bề mặt sàn vệ sinh: Làm phẳng sàn, loại bỏ bụi bẩn và các vật cản để màng bám chặt.
    • Cắt và đặt màng: Cắt màng chống thấm theo kích thước sàn vệ sinh, sau đó dán (với màng dán lạnh) hoặc khò nóng (với màng bitum) lên bề mặt.
    • Xử lý mối nối: Dùng keo chuyên dụng hoặc khò thêm để bịt kín các các giáp mí nối của màng, góc chân tường và khu vực gần ống thoát nước.
    • Thi công lớp bảo vệ lớp màng chống thấm : đổ lớp bê tông mỏng lên trên hoặc cán hồ tạo độ dốc trước khi lát gạch để bảo vệ màng chống thấm.
    • Kiểm tra: Ngâm nước trong 48 giờ để đảm bảo sàn nhà vệ sinh không có điểm rò rỉ.
chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
hình ảnh thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Sơn

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm thấm là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhà vệ sinh ít tiếp xúc với nước hoặc cần xử lý tạm thời. Sơn không chỉ ngăn nước thấm mà còn tăng tính thẩm mỹ nhờ màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt, cần chọn loại sơn chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm:

    • Làm sạch bề mặt: Vệ sinh sạch bề mặt sàn và tường nhà vệ sinh, xử lý các vết nứt bằng keo chống thấm trước khi sơn.
    • Quét lớp lót: Phủ một lớp primer phủ kín sàn và tường để tăng độ bám dính giữa sơn và bề mặt sàn vệ sinh.
    • Sơn chống thấm: Dùng cọ hoặc con lăn quét 2-3 lớp sơn chống thấm lên sàn nhà vệ sinh và chân tường, mỗi lớp cách nhau 4-6 giờ.
    • Để khô: Chờ 24-36 giờ cho sơn khô hoàn toàn trước khi hoàn thiện cán nền , lát gạch nhà vệ sinh.
    • Kiểm tra: Thử nước để đảm bảo việc chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm đạt hiệu quả.
chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn
hình thực tế chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Vật Liệu Gốc Xi Măng 2 Thành Phần

Chống thấm sàn vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng 2 thành phần (bao gồm bột xi măng và dung dịch polymer) là giải pháp hiện đại, mang lại khả năng chống thấm vượt trội nhờ độ bám dính cao và chịu áp lực nước tốt. Phương pháp này phù hợp với nhà vệ sinh ở chung cư, nhà cao tầng và những nhà vệ sinh phức tạp có yêu cầu cao.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu 2 thành phần gốc xi măng:

    • Pha trộn vật liệu: Trộn hai thành phần chống thấm (bột và dung dịch) theo tỷ lệ hướng dẫn, khuấy đều đến khi hỗn hợp mịn.
    • Chuẩn bị bề mặt nhà vệ sinh: Làm sạch sàn nhà vệ sinh và tưới ẩm nhẹ để vật liệu chống thấm bám dính chặt chẽ với sàn nhà vệ sinh.
    • Quét lớp chống thấm: Dùng bay hoặc máy phụ chuyên dụng thi công hỗn hợp chống thấm phủ kín lên sàn và chân tường (cao 15-25cm), thực hiện 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
    • Bảo dưỡng: Để khô trong 24-48 giờ, tránh tác động mạnh lên bề mặt trong thời gian này.
    • Kiểm tra: Ngâm nước thử trong 48 giờ để đánh giá hiệu quả chống thấm.
chống thấm nhà vệ sinh bằng gốc xi măng 2 thành phần
công nhân đang chống thấm nhà vệ sinh bằng gốc xi măng 2 thành phần

Chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

Chống thấm cổ ống xuyên sàn bê tông rất quan trọng để ngăn ngừa nước thấm qua vị trí này. Cổ ống nhà vệ sinh (ống thoát sàn, ống thoát bồn cầu, ống thoát nước chậu rửa) là vị trí dễ bị thấm do tiếp giáp giữa ống nhựa PVC và sàn bê tông. Nếu không xử lý đúng cách, nước sẽ rò rỉ xuống trần nhà dưới.

Quy trình chống thấm cổ ống nhà vệ sinh bằng sika :

    • Đục mở rộng cổ ống nhà vệ sinh theo hình phễu và vệ sinh sạch sẽ để giúp cổ ống bám dính chặt chẽ với bề mặt vật liệu đổ cổ.
    • Sử dụng băng trương nở của sika quấn quanh cổ ống nhà vệ sinh .
    • Pha trộn sikagrout 214-11 theo tỷ lệ hướng dẫn của sika sau đó đổ đầy cổ ống nhà vệ sinh.
    • Sau khi lớp sikagrout 214-11 khô bề mặt trám 1 lớp sikaflex construction để dảm bảo hiệu quả chống thấm.
    • Khi chống thấm sàn vệ sinh cần quét thêm 2-3 lớp chống thấm lên cooe ống để đảm bảo việc ngăn nước hiệu quả.
chống thấm cổ ống nhà vệ sinh
hình cổ ống trước và sau khi chống thấm

Vật Liệu Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

Để chống thấm hiệu quả, bạn có thể sử dụng các vật liệu phổ biến như:

    • Sika Latex: Độ bền cao, dễ thi công.
    • Màng bitum: Chống nước tuyệt đối, phù hợp khí hậu ẩm.
    • Sơn chống thấm: Tiết kiệm, tiện lợi.
    • Keo PU: Đàn hồi tốt, chống nứt.
    • Chống thấm xi măng 2 thành phần: Giá hợp lý, hiệu quả lâu dài.

Xem thêm Top 6 Vật Liệu Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

vật liệu chống thấm nhà vệ sinh
những vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến

Lưu Ý Khi Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

    • Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thi công để xác định đúng vị trí thấm.
    • Chọn vật liệu chất lượng từ thương hiệu uy tín.
    • Với các phương pháp phức tạp (như màng khò nóng), nên thuê thợ chuyên nghiệp.
    • Duy trì kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm vấn đề.

Câu Hỏi Thường Gặp Khi Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

Chống thấm nhà vệ sinh mất bao lâu?

Thời gian chống thấm nhà vệ sinh tùy thuộc vào hiện trạng thực tế nhà vệ sinh cần chống thấm. Thông thường thời gian này tù 3-5 ngày.

Đơn giá chống thấm nhà vệ sinh ?

Đơn giá chống thấm nhà vệ sinh mới từ 250.000vnd/m2. Đơn giá chống thấm nhà vệ sinh cũ sẽ cao hơn vì bao gồm chi phí cải tạo lại.

Chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch có tốt không ?

Chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch có độ bền không cao bằng cách chống thấm dưới nền bê tông sau đó lát gạch lên trên bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Tóm lại, chống thấm nhà vệ sinh không chỉ là giải pháp kỹ thuật để chống thấm công trình mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng và tuổi thọ của công trình. Đầu tư vào việc chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu sẽ mang lại hiệu quả lâu dài và tiết kiệm chi phí về sau.

Liên hệ ngay để được tư vấn và khảo sát chống thấm sàn mái bê tông

CÔNG TY  CHỐNG THẤM MIỀN NAM

Hotline : 0924332268

Chat Zalo